GIỚI THIỆU VỀ NGÀNH CÔNG NGHỆ Ô TÔ ĐIỆN
Ngành công nghệ kỹ thuật ô tô điện là một lĩnh vực trong ngành công nghiệp ô tô, tập trung vào nghiên cứu, phát triển và sản xuất các loại ô tô sử dụng năng lượng điện để di chuyển. Trong ngành này, các chuyên gia và kỹ sư thường tập trung vào việc thiết kế và phát triển các hệ thống điện, pin và các bộ điều khiển để tối ưu hóa hiệu suất và tính hiệu quả của xe điện.
Đồng thời, cũng nghiên cứu về các công nghệ liên quan như hệ thống sạc nhanh, quản lý năng lượng và các phương tiện tự lái. Bên cạnh đó Ngành công nghệ kỹ thuật ô tô điện đóng vai trò quan trọng trong việc đóng góp vào sự phát triển bền vững và giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường như các phương tiện giao thông trước kia.
NGÀNH CÔNG NGHỆ Ô TÔ ĐIỆN CỦA BETU CÓ GÌ ?
Chương trình đào tạo kỹ sư ngành Công nghệ Kỹ thuật ô tô điện tại Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương (BETU) cung cấp kiến thức khoa học cơ bản, cơ sở ngành và chuyên ngành về ô tô điện, đáp ứng yêu cầu về tính ứng dụng, khả năng nghiên cứu và phát triển, áp dụng các kiến thức vào thiết kế, khai thác và vận hành hiệu quả trong lĩnh vực ô tô điện.
Đồng thời BETU cung cấp môi trường học tập và nghiên cứu tiên tiến, giúp sinh viên nắm bắt và áp dụng các công nghệ tiên tiến trong ngành công nghiệp ô tô điện. Mục tiêu tạo ra những kỹ sư và nhà nghiên cứu có kiến thức chuyên sâu với kỹ năng vững vàng để đồng hành cùng sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô điện.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH CÔNG NGHỆ Ô TÔ ĐIỆN
BETU cung cấp một môi trường học tập và nghiên cứu tiên tiến, giúp sinh viên nắm bắt và áp dụng các công nghệ tiên tiến trong ngành công nghiệp ô tô điện. Mục tiêu của trường là tạo ra những kỹ sư và nhà nghiên cứu có kiến thức chuyên sâu và kỹ năng vững vàng, đồng hành cùng sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô điện. Đối với ngành này được tích hợp kiến thức từ nhiều ngành khác nhau, bao gồm:
+ Cơ khí Ô tô: Nắm vững kiến thức về cơ cấu khí, hệ thống truyền động, và máy động lực. Sinh viên học về cách thiết kế và sản xuất các bộ phận ô tô, từ động cơ đến hệ thống treo và phanh.
+ Cơ sở lý thuyết ô tô điện và ô tô tự hành: Môn học giúp sinh viên hiểu về nguyên lý hoạt động của các hệ thống điện và điện tử trên xe ô tô điện, cũng như các công nghệ và thuật toán liên quan đến xe tự hành. Sinh viên sẽ học về nguyên lý hoạt động của pin điện, motor điện, hệ thống điều khiển và các thiết bị cảm biến.
+ Tự động hóa Ô tô: Hiểu về các hệ thống tự động trong ô tô, bao gồm điều khiển và cảm biến. Các chuyên gia trong lĩnh vực này phát triển các công nghệ như xe tự lái và hệ thống hỗ trợ người dùng.
+ Điện - Điện tử Ô tô: Nắm vững kiến thức về hệ thống điện, điện tử, và viễn thông trong ô tô. Hệ thống điều khiển thông minh, hệ thống giải trí, hệ thống an toàn và tiện ích khác.
+ Công nghệ chế tạo máy Ô tô: Tìm hiểu về quy trình sản xuất, lắp ráp, và kiểm tra ô tô. Sinh viên học về quy trình gia công kim loại, sử dụng máy móc hiện đại và kiểm tra chất lượng sản phẩm.
+ Thiết kế chế tạo ô tô điện: cung cấp kiến thức về các nguyên lý cơ bản và quy trình thiết kế ô tô, từ việc nắm vững các yếu tố thiết kế cơ bản như hình dạng, kích thước, đến việc hiểu rõ về cấu trúc, vật liệu và các yếu tố kỹ thuật khác.
+ AI trong điều khiển ô tô tự hành: Môn học cung cấp kiến thức về các phương pháp và thuật toán trong trí tuệ nhân tạo, từ các khái niệm cơ bản như học máy (machine learning), học sâu (deep learning) đến các phương pháp tiên tiến như học tăng cường (reinforcement learning).
+ Công nghệ xe tự hành: Môn học cung cấp kiến thức về các công nghệ và hệ thống liên quan đến ô tô tự hành, bao gồm cả cảm biến, hệ thống điều khiển, trí tuệ nhân tạo, và các thuật toán liên quan.
ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ Ô TÔ ĐIỆN CỦA BETU
Đội ngũ giảng viên ngành công nghệ ô tô điện của BETU là những chuyên gia đầu ngành, có nhiều năm kinh nghiệm trong giảng dạy và nghiên cứu, các kỹ sư tới từ các hãng ô tô trong và ngoài nước như Honda, Hyundai, Mazda… với nhiều kinh nghiệm thực tế.
Các giảng viên không chỉ có kiến thức chuyên môn sâu rộng, mà còn có kinh nghiệm thực tế phong phú, giúp sinh viên tiếp thu kiến thức hiệu quả và dễ dàng hòa nhập với môi trường làm việc sau khi tốt nghiệp.
HỌC NGÀNH CÔNG NGHỆ Ô TÔ ĐIỆN TẠI BETU THÌ CÓ ƯU THẾ GÌ?
Chương trình đào tạo về ngành công nghệ kỹ thuật ô tô điện tại BETU được thiết kế một cách cân nhắc và linh hoạt, kết hợp giữa kiến thức lý thuyết và thực hành. Sinh viên sẽ tiếp cận các học phần về cơ sở kỹ thuật ô tô, điện tử và điện đồng thời được đào tạo về các công nghệ mới nhất trong lĩnh vực xe điện.
* Ngành học mới, ít cạnh tranh
* Có nhiều học bổng hấp dẫn.
* Các giáo trình hàng đầu về đào tạo ô tô điện
* Kiến thức chuyên sâu về công nghệ ô tô điện: đào tạo chuyên sâu về các hệ thông điện, pin, động cơ điện, lập trình điều khiển tự động và cách tích hợp các hệ thống vào thiết kế và sản xuất xe ô tô điện.
* Kiến thức đa ngành: ô tô điện là sự kết hợp đa ngành như kỹ thuật cơ khí, điện tử, phần mềm, năng lương. Vì vậy, kỹ sư ô tô điện thường có kiến thức đa ngành và có thể làm việc linh hoạt trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
* Có xe điện để Sinh viên thực hành các môn học của ô tô điện.
* Có các hệ thống trạm sạc, hệ thống quản lý năng lượng giúp sinh viên dễ dàng nghiên cứu, nắm bắt các tiêu chuẩn kỹ thuật của cơ sở hạ tầng ngành ô tô điện.
* Đội ngũ giảng viên là các chuyên gia, giáo sư, phó giáo sư dày dặn kinh nghiệm.
* Có cơ hội việc làm tại các nước Châu Âu, Châu Mỹ, Hàn Quốc.
* Thành thạo sử dụng tiếng Anh chuyên ngành.
* Có nhiều cơ hội tiếp xúc với các doanh nghiệp quốc tế thông qua các chương trình ký kết biên bản ghi nhớ liên kết, thăm quan thực tập….
* Có cơ hội trở thành thành viên của các tổ chức ô tô quốc tế thông qua các chương trình liên kết đào tạo cấp chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế như SAE…
* Có cơ hội học tập và làm việc tại các tập đoàn lớn.
VỊ TRÍ VIỆC LÀM SAU TỐT NGHIỆP
Sinh viên tốt nghiệp ngành công nghệ ô tô điện có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực như:
* Nhà sản xuất ô tô điện: Sinh viên có thể làm việc cho các nhà sản xuất ô tô điện hàng đầu trên thế giới hoặc các công ty địa phương trong lĩnh vực thiết kế, phát triển, và sản xuất các loại xe ô tô điện.
* Phát triển hệ thống điện và điện tử ô tô: Cơ hội nghề nghiệp trong việc phát triển và tối ưu hóa hệ thống điện và điện tử trên các xe ô tô điện, bao gồm cả các hệ thống quản lý năng lượng, hệ thống điều khiển, và hệ thống giải trí.
* Bảo dưỡng và sửa chữa ô tô điện: Sinh viên có thể làm việc tại các trung tâm bảo dưỡng và sửa chữa ô tô điện, nơi họ có nhiệm vụ kiểm tra, chuẩn đoán và sửa chữa các vấn đề liên quan đến hệ thống điện và điện tử trên xe.
* Nghiên cứu và phát triển công nghệ mới: Cơ hội tham gia vào các dự án nghiên cứu và phát triển công nghệ mới trong lĩnh vực ô tô điện, bao gồm cả phát triển các hệ thống điện tử tiên tiến, pin và quản lý năng lượng.
* Kỹ sư cơ khí: Cơ hội làm việc trong lĩnh vực cơ khí ô tô điện, bao gồm cả thiết kế và sản xuất các linh kiện cơ khí và cấu trúc cho xe ô tô điện.
* Khởi nghiệp: Sinh viên cũng có thể sử dụng kiến thức và kỹ năng của mình để khởi nghiệp trong lĩnh vực ô tô điện, từ việc phát triển sản phẩm mới đến cung cấp các dịch vụ liên quan đến ô tô điện.
----------------------------------------
THÔNG TIN KHOA KỸ THUẬT – CÔNG NGHỆ
Trưởng Khoa: PGS. TS. Nguyễn Quốc Ý
Phó trưởng Khoa: PGS.TS. Nguyễn Phụ Thượng Lưu, ThS. Trần Thị Hoàng Oanh
Văn phòng Khoa: Khối khoa, Tầng trệt – 333 Thuận Giao 16, Phường Thuận Giao, TP. Thuận An, Tỉnh Bình Dương.
Điện thoại:
Email:
Website: www.ktkt.edu.vn